-

VÌ SAO PHẢI VỆ SINH CẢM BIẾN OXY BỘ LỌC KHÍ THẢI CATALYTIC ĐỊNH KỲ?

03/09/2019

Bộ chuyển đổi khí thải là một bộ phận có cấu tạo rất đơn giản, nhưng ảnh hưởng của nó đến việc giảm thiểu khí thải độc hại và bảo vệ môi trường là vô cùng to lớn…​

1. Bộ chuyển đổi khí thải Catalytic Converter

Bộ chuyển đổi khí thải, hay gọi một cách “khoa học” hơn là bộ chuyển đổi xúc tác, được phát triển lần đầu tiên vào những năm 1950, nó được phát minh bởi một kỹ sư người Pháp, ông Eugene Houdry. Tuy nhiên, bộ chuyển đổi khí thải này chỉ được sử dụng rộng rãi vào những năm 1975 – thời điểm mà những bộ luật về hạn chế khí thải và bảo vệ môi trường được thực thi một cách cứng rắn hơn.​

Công việc chính của bộ chuyển đổi khí thải (Catalytic Converter) chính là chuyển đổi khí thải độc hại (thường là NO, NO2, CO, HC…) thành những phân tử hóa học khác ít độc hại hơn (như N2, CO2, H2O…) trước khi nó thực sự rời khỏi hệ thống xả thải của chiếc xe. Bộ chuyển đổi khí thải là một bộ phận có cấu tạo rất đơn giản, nhưng ảnh hưởng của nó đến việc giảm thiểu khí thải độc hại và bảo vệ môi trường là vô cùng to lớn…​

Thật vậy, nếu nói một cách nôm na, nó là một cái hộp bằng kim loại có chứa một chiếc lõi lọc dạng tổ ong được làm bằng Ceramic hoặc kim loại. Chiếc lõi lọc này sẽ được phủ lên một lớp chất xúc tác giúp tạo ra phản ứng hóa học với các loại khí thải độc hại, những chất xúc tác này thường là những kim loại quý hiếm như bạch kim (Platinum), Rhodium, Palladium… Có thể bạn chưa biết được rằng, cái hộp bằng kim loại thô kệch kia có chứa một lượng Platinum, Rhodium hay Palladium… có giá trị từ vài trăm cho đến hàng nghìn đô-la Mỹ.​

2. Cảm biến Oxy – Oxygen Sensor

Tỷ lệ hòa khí (không khí và xăng) lý tưởng tính theo trọng lượng cho động cơ là 14.7:1. Với tỷ lệ này hỗn hợp không khí và xăng sẽ được đốt cháy gần như hoàn toàn khi bugi nẹt lửa để tạo ra công suất tối đa và và khí cháy sẽ không chứa quá nhiều hóa chất gây ô nhiễm môi trường. Nếu vì một lý do nào đó lưu lượng không khí trở nên ít hơn qui định hay hòa khí dư xăng (rich mixture), lượng xăng dư thừa (CxHy) sẽ bị thải ra môi trường tạo nên ô nhiễm. Trường hợp ngược lại hay hòa khí thiếu xăng (lean mixture), hỗn hợp cháy sẽ tạo nên một hàm lượng nitrogen-oxide (NOx) trong khí cháy nhiều hơn mức độ cho phép, hóa chất này cũng gây ô nhiễm cho môi trường. Không những thế động cơ còn bị giảm công suất, mức tiêu thụ nhiên liệu tăng và gặp trở ngại mỗi khi tăng hay giảm tốc.

Bộ cảm biến oxy bố trí trên đường ống thoát khí cháy của động cơ trong trường hợp này sẽ cung cấp thông tin về lương oxy tồn tại (dư hoặc thiếu) trong khí cháy cho ECU để computer của xe có thể kịp thời điều chỉnh thời lượng (duration) cung cấp xăng của hệ thống cung cấp nhiên liệu cho thích hợp.

Nói cách khác nếu bộ cảm biến Oxy bị hỏng:

– Đèn Check Engine nổi sáng.
– Mức tiêu hao nhiên liệu tăng.
– Tăng tốc không tốt.
– Tốc độ cầm chừng không ổn định.
– Mức độ ô nhiễm môi trường tăng.

Khi xe không vượt qua được đợt kiểm tra kỹ thuật định kỳ hàng năm (inspection) do hàm lượng của một số hóa chất trong khí thải (HxCy, NOx, CO, SOx, … ) vượt quá trị số cho phép và gây ô nhiễm môi trường, thường phải thay mới bộ cảm biến này để cải thiện tình trạng làm việc của động cơ. Một số nhà chế tạo thường khuyến cáo thay mới định kỳ các bộ cảm biến oxy mỗi 100,000 miles, bất chấp còn tốt hay không. Trên thực tế việc làm này không cần thiết và là một tổn phí khá lớn, khoảng US $100 cho một bộ cảm biến. Do đó kiểm tra bộ cảm biến này trước khi quyết định thay mới là một việc làm hợp lý. Cảm biến oxy thường bị hỏng do đóng nhiều muội than đến từ những chất phụ gia của xăng (fuel additives) hay nhớt làm trơn lọt vào buồng đốt. Những dấu hiệu ban đầu cho thấy cảm biến oxy không còn tốt nữa là mức tiêu thụ nhiên liệu của xe bắt đầu tăng cao (fuel economy drop), máy có vẻ yếu dần đi (power losing) .

Vậy nên định kỳ vệ sinh cảm biến oxy và Bộ Catalytic Converter định kỳ mỗi 50000km là một trong những biện pháp để kéo dài tuổi thọ cảm biến, giúp cho động cơ vận hành tối ưu và hiệu quả .