Tìm hiểu về ý nghĩa của những kí hiệu trên cần số xe số tự động. Bạn đã sử dụng xe số tự động đúng cách hay chưa? Cùng chúng tôi tham khảo bài viết sau đây.
Khi sử dụng xe số tự động, trên cần số bạn sẽ dễ thấy những kí hiệu như P-R-N-D hay M,S,L, mỗi kí hiệu sẽ mang ý nghĩa khác nhau.
Ý nghĩa kí hiệu trên cần số xe số tự động
Đối với các ký hiệu cần số xe số tự động, các ký hiệu thường rườm rà hơn số sàn, vì được ký hiệu bằng tiếng Anh. Nhưng cơ cấu sang số của xe số tự động đơn giản hơn nhiều so với số sàn. Khi sang số, chỉ cần dùng tay bóp lẫy cố định trên cần số sao cho lẫy thụt vào là có thể di chuyển cần số đến vị trí mong muốn.
Về cơ bản, số tự động sẽ có ký hiệu sau:
– P (Parking) = đậu xe
– R (Reverse) = lùi xe
– N (Neutral) = trạng thái tự do
– D (Drive) = số tiến
Tùy thuộc vào dòng xe sẽ có thêm các ký hiệu và chức năng khác như:
– M (Manual): (+ -) Vận hành như số sàn, cho phép xe chuyển sang số 1, 2, 3, 4, 5 và ngược lại (gạt về dấu “+” là tăng số, dấu “-“ là giảm số)
– S (Sport): Số kiểu thể thao, gần giống như chế độ M kể trên để chuyển số theo ý muốn người lái.
– D1 (Drive 1), D2 (Drive 2): Sử dụng khi cần đi tốc độ chậm, đường khó đi hoặc tăng tốc. Tuy nhiên công dụng rất quan trọng của những số này là hỗ trợ đổ đèo an toàn.
– OD (Overdrive): Số để vượt tốc, đổ đèo
– L (Low): Số thấp, dùng cho các trường hợp tải nặng, lên dốc, xuống dốc
– B (Brake): Số hãm, tương tự như số L. Dùng để hãm tốc bằng động cơ khi xe xuống dốc.
Trên đó là ý nghĩa của những kí hiệu trên cần số xe số tự động. Dưới đây là những sai lầm khi sử dụng xe số tự động bạn cần biết để sử dụng xe đúng cách.
Những sai lầm khi sử dụng xe số tự động cánh tài xế thường gặp
Sử dụng số D khi dừng xe và Sử dụng số N khi thả dốc
+ Phanh chân: Ở vị trí D xe vẫn có xu hướng chuyển động về phía trước, đạp phanh trong thời gian dài làm cho nhiệt độ của dầu ở hộp số tăng lên, dầu bôi trơn sẽ bị biến chất. Cùng với việc trạng thái hoạt động không tải duy trì ở múc độ cao dẫn đến việc tiêu tốn nhiên liệu. Nếu chỉ dừng trong thời gian ngắn thì có thể chấp nhận được, thời gian dài nên chuyển sang số N hoặc P và giữ chân phanh.
+ Khi xe xuống dốc nhiều người vẫn có thói quen để xe chuyển động theo quán tính, để số N vì muốn tiết kiệm nhiên liệu. Do khi đổ dốc hoặc đang ở tốc độ cao, vòng quay trục thứ cấp của hộp số là rất lớn, tuy nhiên làm như vậy sẽ rất dễ khiến cho hộp số bị hỏng. Vận hành ở chế độ không tải thì bơm dầu của hộp số tự động sẽ cung cấp không đủ.
Thói quen dùng cả 2 chân khi vận hành xe
Những người thường xuyên điều khiển xe ô tô chắc chắn biết nguyên tắc khi sử dụng hộp số: “Không sử dụng chân trái, chân phải điều khiển cả bàn đạp phanh và bàn đạp ga”. Lái xe số tự động, chân phải sẽ thực hiện cả hai thao tác đạp phanh lẫn ga.
Nhiều người khi sử dụng xe ô tô, ví trí thiết kế chân phanh và chân ga thẳng với hướng chân phải đưa ra, chính do đó, chỉ nên sử dụng 1 chân khi điều khiển phanh và ga. Khi cố tình sử dụng cả 2 chân để tránh tình trạng “thừa 1 chân” sẽ tạo nên một tư thế ngồi tréo ngheo, điều này làm cho tài xế sẽ không kịp xử lí những tình huống gấp cần phản xạ nhanh.
Do tích hợp các thao tác vào cùng một chân, nên đa phần những sai lầm khi sử dụng xe số tự động đều thuộc về hành vi sử dụng chân, mà ở đây là trường hợp không thực hiện đúng nguyên tắc “không ga thì phanh”, lười hoặc quên chuyển sang chân phanh mà vẫn chờ để trên bàn đạp ga.
Không rà hờ phanh khi hãm ga
Một nguyên tắc góp phần đảm bảo an toàn khi lái ô tô số tự động chính là “không ga thì phanh”. Theo đó, khi xe đang di chuyển nếu không cần thêm ga để tăng tốc tài xế nên để hờ mũi chân phải lên bàn đạp phanh. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều tài xế, đặc biệt là các lái mới còn thiếu kinh nghiệm thường lơ đãng hoặc không thực hiện đúng nguyên tắc này, gây nguy hiểm khi điều khiển xe tham gia giao thông.
Đúng ra nếu không đạp ga, người lái phải chuyển ngay mũi chân sang phía bàn đạp phanh. Nếu cứ để chờ ở chân ga, khi gặp tình huống nguy hiểm, theo phản xạ tài xế sẽ đạp chân ngay, nhưng xe không dừng lại mà còn bất ngờ lao về phía trước.
Trong một số tình huống bất ngờ muốn hãm tốc, nếu tài xế vẫn để hờ chân phải ở bàn đạp ga, quá trình phản ứng sẽ chậm hơn khi phải chuyển sang bàn đạp phanh. Bên cạnh đó, một số lái xe theo phản xạ rất dễ đạp nhầm ga khiến xe bất ngờ lao lên phía trước, gây ra nhiều tai nạn đáng tiếc khi tham gia giao thông.
Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho quý độc giả. Kính chúc quý độc giả lái xe an toàn.